Điều tra quân đội Thảm_sát_Inn_Din

Qua một bài đăng trên Facebook của Đại tướng Min Aung Hlaing, Tatmadaw (lực lượng vũ trang) thông báo họ sẽ điều tra các tường thuật về một ngôi mộ tập thể ở làng Inn Din.[7] Vào ngày 10 tháng 1 năm 2018, quân đội phát hành những phát hiện của họ trong cuộc điều tra thông qua một bài đăng trên Facebook thứ hai của Min Aung Hlaing. Bài báo nói rằng thực sự có một ngôi mộ lớn ở làng Inn Din có thi thể của người Rohingya, nhưng không có vụ thảm sát nào xảy ra và những người trong ngôi mộ là "những kẻ khủng bố Bengali" mà binh lính đã giam giữ trong nghĩa trang làng. Theo bài viết, những người Rohingya trong ngôi mộ đã bị lực lượng an ninh hành quyết vào ngày 2 tháng 9 năm 2017, sau khi họ được xác định là "khủng bố Bengali".[8] Đây là lần đầu tiên quân đội chấp nhận trách nhiệm đối với các vụ giết người gây ra trong "hoạt động lảm sạch" của họ trong khu vực.[9]

Một tuyên bố thay mặt cho quân đội đã được Min Aung Hlaing đăng lên trang Facebook của mình vào ngày 10 tháng 4 năm 2018, thông báo rằng bảy binh sĩ đã bị kết tội giết người vì sự tham gia của họ trong các vụ hành quyết. Họ đã bị kết án "10 năm tù giam với công việc nặng nhọc ở một vùng hẻo lánh." [3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảm_sát_Inn_Din http://www.aljazeera.com/news/2018/02/reuters-jour... http://www.scmp.com/news/asia/southeast-asia/artic... http://www.straitstimes.com/asia/se-asia/myanmar-s... http://time.com/5070606/myanmar-mass-grave-rakhine... http://time.com/5375545/myanmar-reuters-reporters-... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... https://www.aljazeera.com/news/2018/07/myanmar-cha... https://www.aljazeera.com/news/2018/09/world-react... https://www.bbc.com/news/world-asia-42639418 https://www.bbc.com/news/world-asia-44762425